[REVIEW] E-DRA EK387 - TRẢI NGHIỆM CỰC TỐT CHO PHÂN KHÚC BÀN PHÍM CƠ GIÁ RẺ

MỞ HỘP SẢN PHẨM

Vỏ hộp của EK387 được hãng làm rất chăm chút, logo Rồng Đỏ làm chúng ta liên tưởng tới hãng laptop MSI nổi tiếng trên thị trường ^_^, phần logo này được làm rất nổi bật so với nền đen của vỏ hộp, các thông tin phụ thiết yếu như thời gian bảo hành lên tới 2 năm và kiểu switch cũng được hãng đưa lên vỏ hộp.

Một điểm hơi thiếu sót của hãng E-DRA đó là việc không kèm theo một chiếc nhổ keycap để người sử dụng dễ dàng tháo lắp vệ sinh cũng như thay thế keycap hơn. Và vì không có phụ kiện gì đi kèm nên chúng ta sẽ đi thẳng vào phần ngoại hình của chiếc EK387 này luôn.

Cảm nhận đầu tiên về ngoại hình của chiếc EK387 của mình đó là việc sử dụng thiết kế cổ điển với phần lớp vỏ che phủ hoàn toàn switch để tạo sự chắc chắn và cứng cáp. EK387 sẽ thuộc kiểu bàn phím TKL để thêm phần gọn gàng hơn cho người sử dụng dễ dàng mang đi lại, có thể là đi chơi hoặc làm việc, một cách dễ dàng.

EK387 có độ dốc bàn phím vừa phải, dễ dàng sử dụng với kiểu gõ thông thường mà không cần thêm một tấm kê tay, tuy nhiên nếu các bạn cảm thấy vẫn chưa đủ độ cao thì hãng cũng đã có ngay chân chống tăng độ dốc với hai nấc để tuỳ chỉnh theo ý thích của riêng mình.

Ở mặt sau của bàn phím thì ngoài chân tăng độ cao thì hãng cũng đã trang bị các rãnh để người dùng đi dây một cách gọn gàng hơn.

Chất liệu keycap vẫn sẽ là ABS Doubleshot xuyên LED phổ thông với bề mặt được làm hơi nhám và hơi sần một chút cho cảm giác gõ tiếp xúc ngón tay thích hơn. Font chữ trên các ký tự bàn phím tuy chưa thực sự cao cấp nhưng so với những chiếc bàn phím cơ rẻ tiền khác mà mình từng dùng qua thì EK387 đã làm khá tốt ở khoản này, ký tự rõ ràng, xuyên LED tốt và đồng đều.

Logo nhận diện thương hiệu sẽ chỉ có duy nhất ở mặt này của phím, điều này cũng góp phần cho tính gọn gàng của chiếc bàn phím này tốt hơn nữa, vì chẳng hạn nếu có quá nhiều logo hoặc chữ ở phần cụm phím mũi tên sẽ hơi rối mắt đối với một số người dùng, chúng ta có thể nhìn thấy ngay được ví dụ ở chiếc Fuhlen M87s, sau nhiều lần thay đổi ngoại hình đã quyết định loại bỏ hoàn toàn logo rồng quen thuộc ở cụm mũi tên để cho sản phẩm được gọn gàng hơn.

Và có lẽ nhà sản xuất muốn giữ được nguyên hướng thiết kế tinh tế, đơn giản này nên ở những phím chức năng như Insert, Home, End v.v... hoặc cụm phím mũi tên để điều khiến đèn LED hay tăng giảm độ sáng đều sẽ không có kí hiệu ở dưới mỗi kí tự. 

Về cụ thể thì chiếc EK387 sẽ có một số tổ hợp phím cần chú ý như sau:

+Thay đổi đèn LED theo từng cụm:

  • FN + 1->5

+Thay đổi hiệu ứng LED toàn bàn phím:

  • FN + Insert
  • FN + Home
  • FN + PageUp/PageDown
  • FN + Delete
  • FN + End

+Tăng giảm độ sáng:

  • FN + Arrow Up/Down

Có khá nhiều hiệu ứng bắt mắt để bạn có thể thử trực tiếp qua các tổ hợp phím trên mà không cần cài phần mềm điều khiển, điều này cũng khá tiện cho những ai hay mang bàn phím đi lại ở quán Cyber Game chẳng hạn.

THỰC TẾ TRẢI NGHIỆM

Điểm cộng đầu tiên cho EK387 đó chính là chất lượng build toàn bộ của bàn phím rất chắc chắn, cầm chiếc bàn phím lên đã thấy đầm tay rồi, thêm nữa là vẻ bề ngoài nhìn rất sang trọng, trau chuốt, không hề có chút gì gọi là một chiếc bàn phím rẻ tiền.

Phiên bản mà mình sử dụng ở đây sẽ là bản Brown Switch, nếu như các bạn nào thích Blue hoặc Red thì EK387 vẫn sẽ cung cấp đầy đủ các loại switch phổ thông nhất để chọn lựa dễ dàng hơn, ngoài ra thì loại switch được sử dụng trên chiếc EK387 sẽ là Outemu và có tuổi thọ lên tới 50 triệu lần nhấn, khá là bền bỉ.

Về cảm giác gõ thực tế, đối với switch Brown mà mình dùng thì các cảm nhận trong lúc viết bài đánh giá này sẽ như sau: cảm giác gõ đầm, có độ nặng tốt, các nút khi gõ đều chắc chắn và không bị xọc xạch, và vì là Brown Switch nên sẽ không hề có độ ồn cao, khá hợp với môi trường làm văn phòng và chơi game buổi đêm, không sợ bị gia đình gank. Các nút dài được trang bị Stab theo dạng Cherry Stab nên gõ rất cân bằng và đều, không bị quá nặng khi giữ chặt, điển hình là ở nút Shift. Độ cao của nút Space cũng khá là vừa tầm, không cao và sắc quá nên ngón cái khi sử dụng không bị cạ vào thành phím gây khó chịu.

Có điểm cộng thì đương nhiên sẽ có điểm trừ: về đèn LED, EK387 chỉ được trang bị dải LED dạng rainbow 7 màu theo vùng và có chiều dọc chứ không được RGB nhiều màu như những đối thủ sừng sỏ khác là Fuhlen M87s hoặc DareU DK880 tuy nhiên thì với một chiếc bàn phím có chất lượng build chắc chắn, cảm giác gõ tốt cùng mức giá rất rẻ thế này thì chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều được. EK387 vẫn có rất nhiều hiệu ứng đèn LED mà bạn có thể chuyển đổi theo ý thích như đã nêu ở trên.

Thử kiểm tra qua khả năng nhận nhiều phím cùng một lúc, EK387 đáp ứng hoàn toàn tốt ở điểm này.

TỔNG KẾT

Với mức giá rất rẻ, chỉ 590.000đ thế nhưng E-DRA EK387 lại là một chiếc bàn phím cơ có chất lượng không hề rẻ tiền một chút nào, giữ nguyên kiểu dáng thiết kế cổ điển cùng cảm giác gõ tốt, chất lượng build tốt, nhiều loại switch khác nhau để các bạn có thể chọn lựa một cách dễ dàng, đồng thời hệ thống đèn LED đa dạng về hiệu ứng, trừ một số điểm như chưa kèm cây nhổ keycap, đèn LED chưa được RGB per-key thì EK387 là một lựa chọn sáng giá cho những game thủ có mức đầu tư vừa phải.

----------

Bài viết mới nhất
  • Xé tem E-DRA EM6102 Pro, chuột gaming “học lỏm” ưu điểm từ thương hiệu lớn Xé tem E-DRA EM6102 Pro, chuột gaming “học lỏm” ưu điểm từ thương hiệu lớn
  • E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội
  • E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội
  • Đánh giá EK387FL, chiến binh áo đen Đánh giá EK387FL, chiến binh áo đen "cực đáng tiền" nhà E-Dra
  • Đánh giá EH414 Pro, tai nghe thời trang dành cho game thủ Đánh giá EH414 Pro, tai nghe thời trang dành cho game thủ
  • Trên tay E-Dra EH403 Pro, tai nghe siêu cấp vô địch khoảng giá 400 ngàn đồng Trên tay E-Dra EH403 Pro, tai nghe siêu cấp vô địch khoảng giá 400 ngàn đồng
  • 3 điểm “ăn tiền” trên EK384W V2 và EK396W V2 đáng để game thủ cân nhắc 3 điểm “ăn tiền” trên EK384W V2 và EK396W V2 đáng để game thủ cân nhắc
  • Top 3 sản phẩm tốt nhất của hãng E mà bạn có thể Top 3 sản phẩm tốt nhất của hãng E mà bạn có thể "xài lì xì" mua ngay dịp đầu xuân năm mới
  • Ngó qua EEC212, ghế công thái học Ngó qua EEC212, ghế công thái học "quá bán" 2 triệu đồng êm mông cho game thủ ngồi xuyên Tết
  • So găng E-Dra EEC213 và E-Dra EEC212, chênh lệch vài trăm ngàn có tạo nên khác biệt? So găng E-Dra EEC213 và E-Dra EEC212, chênh lệch vài trăm ngàn có tạo nên khác biệt?