[Chia sẻ] E-Dra EK368W - bàn phím cơ BT giá rẻ, mình chế lại xíu cho tiếng nó hay

 

[Chia sẻ] E-Dra EK368W - bàn phím cơ BT giá rẻ, mình chế lại xíu cho tiếng nó hay
 
Mình đang xài một cái bàn phím cơ giá mềm là E-Dra EK368W với giá 1 triệu 200 ngàn. Nó cũng đủ món ăn chơi như kết nối không dây Bluetooth 3 thiết bị, kết nối có dây và sạc cho cục pin 1850 mAh qua cổng USB-C, có thể tháo thay thế switch (hot-swap), layout 65% đang thịnh hành và keycap PBT Dyesub profile XDA hẳn hoi. Trong bài này mình chia sẻ với anh em về nó cũng như những thứ mà anh em có thể làm với dụng cụ có sẵn, dễ tìm để chiếc bàn phím xài đã hơn.

E-Dra thì chắc anh em không lạ với thương hiệu Việt Nam này. Nó của công ty Hưng Long và mình đã từng gặp mấy anh em bên Hưng Long, được nghe kể về tham vọng muốn tạo ra một thương hiệu gear cho người Việt với mục tiêu giá/hiệu năng tốt nhất có thể. Dĩ nhiên hoạt động sản xuất vẫn ở Trung Quốc như bao hãng khác nhưng cái mình thấy E-Dra khác biệt là họ có đầu tư cho từng sản phẩm chớ không đơn thuần là mua đồ có sẵn về thay tên đổi họ. Vì vậy mình ủng hộ một cái bàn phím cơ với giá khá bình dân. Chọn con EK368W này vì nó đáp ứng được hầu hết các yếu tố mình muốn trên một cái bàn phím cơ.

tinhte_ek368w-12.jpg
Cá nhân mình thích bàn phím cơ giá rẻ như Keycool, Keywalker, Ajazz, RK (Royal Kludge), Akko và đặc biệt có hot-swap. Mình sưu tập được rất nhiều loại switch khác nhau đủ loại từ đắt tới rẻ để thay switch gõ cho đỡ chán. Hot-swap có thể khiến việc thay đổi switch trở nên dễ dàng, đỡ tốn tiền hơn so với việc phải mua 1 bàn phím mới chỉ để đổi loại switch. Anh em hoàn toàn có thể lên shopee hay các cửa hàng chuyên bán phím cơ để mua lẻ switch, giá cũng vô chừng từ rẻ tiền vài ngàn đồng cho đến vài chục ngàn đồng một switch.

Tiếp theo là mình thích không dây. Sau nhiều năm xài phím cơ thì mình lại thích xài không dây vì nó khiến không gian trên bàn thoáng hơn và cũng tiện hơn nếu muốn đem bàn phím cơ theo khi đi làm để xài với laptop. Thêm vào đó kết nối không dây cũng tiện khi sử dụng với nhiều thiết bị cùng lúc bởi hầu hết bàn phím cơ bây giờ đều đã hỗ trợ kết nối đa thiết bị qua Bluetooth.

 

 


tinhte_ek368w-3.jpg
Layout 60%, 65% và 75% là 3 layout mình thường dùng bởi nó gọn và đủ chức năng. Mình không có nhu cầu sử dụng phím số numeric trên bàn phím, đa phần sử dụng để gõ văn bản nên 65% theo mình nghĩ là lý tưởng nhất. Đây cũng là layout mình khuyên anh em nên xài nếu xài văn bản và web nhiều. So với 60% thì layout 65% vẫn còn có hệ thống phím điều hướng gồm 4 phím mũi tên và một hàng phím dành cho văn bản và web như Home, Page Up/Down.

tinhte_ek368w-2.jpg
Keycap PBT với profile XDA là một thứ mà mình thấy E-Dra họ có đầu tư. Nhiều cái bàn phím giá rẻ mình mua thì keycap mặc định cũng rẻ tiền theo, ABS mỏng, ký tự xấu quắc nên đổi bộ keycap khác là điều đầu tiên mình làm. Như vậy giá trị của bàn phím nó không còn rẻ nữa 😁. Keycap PBT cũng là lựa chọn của mình bởi bề mặt sần, không gây bóng như ABS. Profile XDA cũng là profile mình thích vì nó không có sự chênh lệch giữa các hàng (row) phím về độ cao thấp cũng như hình thù. Tháo ra gắn vô dễ dàng mà không sợ nhầm. Một điều nữa là XDA là profile rất dễ kiếm keycap và giá cũng mềm nữa. Màu sắc của bộ keycap mặc định trên EK368W khá đẹp, lịch sự theo kiểu bàn phím văn phòng nên để mặc định xài đã ổn.

tinhte_ek368w-5.jpg
EK368W có vỏ nhựa, nó được thiết kế cao dần về sau, độ dày vỏ ở hàng R1 dưới cùng khoảng 1,5 cm và đến R4 là 2,5 cm, góc nghiêng mặc định 8 độ khá thoải mái để duỗi tay gõ nhưng vì viền dày nên mình thường dùng thêm kê tay để tránh ép cổ tay. Mặt dưới có 2 chân chống để tăng độ cao, góc nghiêng khi bật là 13 độ. Phần feet chống trượt được làm tốt.

tinhte_ek368w-4.jpg
Kết nối Bluetooth thì đơn giản với thao tác nhấn giữ Fn + phím Z hoặc X hoặc C tương ứng với 3 thiết bị và cũng là tổ hợp để chuyển qua lại giữa các thiết bị. Khi cần chuyển sang chế độ có dây thì nhấn Fn + R hoặc tắt công tắc là tự động chuyển sang dây.


Dù công nghệ Bluetooth 5.0 LE, kết nối ổn định và độ trễ thấp nhưng nó lại mất thời gian kết nối trở lại khá lâu khi chuyển giữa thiết bị cũng như khi để bàn phím không xài, nó tự đưa về chế độ nghỉ mà có lẽ là “nghỉ rất sâu” để tiết kiệm pin. Mình có hỏi bên E-Dra thì họ nói đã nhận được phản hồi vụ này và sẽ có bản cập nhật firmware để sửa lại lỗi. Thời gian kết nối lại giữa các thiết bị khi chuyển cũng như giữa trạng thái nghỉ và thức cũng khác nhau. Mình dùng EK368W với máy bàn dùng bo Z390 Pro Carbon AC có tích hợp Bluetooth 5 thì thời gian kết nối mất tầm 4 giây trong khi với cái Intel NUC Tiger Lake, Bluetooth 5.2 thì thời gian kết nối lại mất tầm 2 giây.

QUẢNG CÁO


tinhte_ek368w-6.jpg
Điều thứ 2 mình chưa ưng ý là nút bật tắt Bluetooth nhỏ quá, gạt qua lại thì không gặp khó khăn gì mấy nhưng lỡ nó mòn thì phải dùng cây tăm để bật tắt. E-Dra cần phải sửa lại cái nút này trong các phiên bản tiếp theo.

tinhte_ek368w-31.jpg
Tiếp theo là một điểm đáng ra cần có trên keycap đó là phím phụ. Vì mình đã quen sử dụng bàn phím với layout nhỏ như 60% hay 65% nên xài EK368W mình cứ thế bấm tổ hợp quen thuộc như Fn + M = Delete, Fn + K = Home hay Fn + < = End … Vấn đề là mình đã nhớ vị trí vì xài quen, còn trên keycap của chiếc EK368W thì E-Dra có lẽ đã “quên” in mấy ký tự phụ này dù trong tờ hướng dẫn có nêu. Vậy nên với người mới xài, ít khi đọc hướng dẫn thì khó mà biết EK368W có những tính năng này.


tinhte_ek368w-8.jpg
Loại switch được E-Dra trang bị cho EK368W là dòng Kailh Box với 3 phiên bản White (clicky), Brown (tactile) và Red (linear). Kailh Box là dòng switch khá nổi tiếng của Kailh mà chắc anh em đã từng nghe tới những cái tên như Kailh Box Jade hay Navy với tiếng clicky to giòn đã tai. Dòng switch Kailh Box có đặc điểm là stem được thiết kế hình vuông như cái hộp, bên trong vẫn dùng ngàm dấu + Cherry để có thể chơi keycap. Thiết kế stem này khiến Kailh Box ít bị lắc, rơ hơn so với thiết kế stem tiêu chuẩn của Cherry và các hãng khác hay làm.

tinhte_ek368w-10.jpg
Mình khá là ghiền Kailh Box và sưu tập hầu như đầy đủ các phiên bản của dòng Kailh Box trừ 1 màu mình chưa tìm được là Blunt Orange. Chiếc EK368W mình xài mặc định là Kailh Box Brown với hành trình 3,6 mm, kích hoạt ở 1,8 mm và lực nhấn tầm 50 g (60 g hết hành trình). Anh em xài gõ văn bản mà cần im lặng hơn chút thì có thể chọn bản này, nó khá mượt và gõ có cảm giác tốt bởi cơ chế phản hồi xúc giác (khấc phản hồi) của Kailh Box Brown rất khác so với Cherry MX Brown. So với Cherry MX Brown thì Kailh Box Brown nặng hơn chút.


tinhte_ek368w-26.jpg
Nếu anh em thích tiếng clicky thì con Kailh Box White rất hợp lý. Mình đã thử qua một loạt các phiên bản clicky của Kailh Box và nhận thấy Kailh Box White hay Glazed Green là phù hợp để gõ văn bản. Kailh Box White và Glazed Green đều có lực nhấn tầm 50 g, tiếng click khá hay với thiết kế clicky bar, tiếng nhỏ hơn so với các loại "hạng nặng" như Kailh Box Pale Blue 60 g, Jade 65 g và nặng nahats là Navy 75 g. Nếu thích "tập tạ" thì anh em có thể thử chơi mấy loại siêu nặng này và dĩ nhiên tiếng clicky của nó cũng phê không kém.

tinhte_ek368w-27.jpg
Dòng Kailh thì mình không thích linear lắm, Kailh Box Red mình có một ít, hay trộn phối với Kailh Box Black. Với linear thì mình thích các loại switch clone Cherry như Gateron Caps Yellow, Ink Black, Cherry MX Vintage Black còn với Kailh thì có dòng Kailh Cream (NovelKeys Cream) rất nổi tiếng. Ngoài ra mình cũng khá thích con C3 Tangerine hay OA Aspiration, anh em có loại switch nào hay chỉ mình với nhé.


Thực tế có nhiều cách để khiến cái bàn phím gõ ngon hơn, mình thì không phải master vụ này nhưng dưới đây là những cách mình thường làm:

tinhte_ek368w-28.jpg
Trong bộ phụ kiện thì E-Dra có tặng kèm key puller và switch puller nên anh em không cần mua thêm để tháo keycap và switch. 5 switch sơ cua để anh em lỡ có làm gãy làm hư switch khi tháo ra tháo vô hay xui xui xài bị double click thì có mà thay. Trước tiên thì anh em cần tháo keycap, cái này anh em đều biết rồi hen.

tinhte_ek368w-30.jpg
Tiếp tục tháo switch, mình thì dùng switch puller loại lớn để tháo cho dễ và nhanh. Anh em đặt cái switch puller dọc, bóp vào đúng 2 ngàm sau đó giật nhẹ lên theo hướng thẳng đứng nha.

tinhte_ek368w-11.jpg
Sau khi tháo toàn bộ xong thì anh em có thể thấy được mạch màu xanh bên dưới, chân hot-swap và một lỗ trống hình chữ nhật nằm trên mỗi switch - đây là vị trí của đèn LED dán (SMD). Chiếc bàn phím EK368W không có đèn LED mà chỉ có đèn tại một số nút chức năng như phím R chuyển chế độ có dây và không dây, 3 phím ZXC để pair và chuyển thiết bị và phím Space để báo pin.

tinhte_ek368w-13.jpg
Toàn bộ keycap đã được tháo ra, mình xác định được có 6 con ốc bắt giữa plate và vỏ phím.

tinhte_ek368w-14.jpg
Plate bằng nhôm được sơn tĩnh điện, rất tốt.

tinhte_ek368w-15.jpg
Lật dưới plate thì thấy các stab. Chiếc bàn phím này vẫn dùng stab Cherry tiêu chuẩn nên thanh cân bằng nằm dưới plate.

tinhte_ek368w-16.jpg
Đây là cục pin 1850 mAh nối với mạch PCB bằng một sợi cáp mỏng, anh em lưu ý tách sợi cáp này ra rồi muốn làm gì làm nhé, không khó, chỉ cần cẩn thận. Nếu lỡ đứt thì nối lại thôi, không nghiêm trọng lắm.

tinhte_ek368w-17.jpg
Đây là cái mạch phím mà mình đã lấy ra, dày khoảng 2 mm trên mạch này mình tìm được những con chip như SH87F88010 - đây là chip Bluetooth 5.0.

tinhte_ek368w-18.jpg
Còn đây là vi điều khiển SH68F90S của SinoWealth. Tên bo mạch là ML - 凯华首 - 968 - RGB - BT - V1.1 và nó có nghĩa là ML-Kaihua-968-RGB, như vậy cái mạch này cũng có thể do Kailh làm luôn. Với những chiếc bàn phím cơ giá rẻ thì thông thường mạch sẽ do 1 nhà sản xuất xài chung và dùng chung firmware hay software để tùy biến. Việc chọn những sản phẩm có sẵn có lợi hơn về giá thành cũng như độ ổn định, giảm được chi phí R&D. Việc còn lại là chọn chất liệu làm keycap, switch, vỏ phím, stab … để khiến sản phẩm khác biệt về ngoại hình cũng như trải nghiệm.

tinhte_ek368w-19.jpg
Đây là các chân hot-swap. Nó sẽ bền nếu như mối hàn được làm tốt, trong một số mạch phím hot-swap chẳng hạn như trên mạch của con Keychron K6 mình xài thì các chân này còn được bắn keo để gia cố. Sở dĩ phải làm điều này bởi trong tình huống anh em thay switch, nếu chân switch không cân thẳng với chân trên mạch thì khi anh em nhấn switch xuống, nó có thể đẩy vào phần viền nhựa xung quanh từ đó làm bung chân hot-swap. Trong tình huống này thì bắt buộc phải đi hàn lại chân hot-swap.

E-Dra EK368W có vỏ nhựa, rỗng, vì vậy khi gõ thì anh em sẽ nghe thấy tiếng bộp bộp của phần vỏ rỗng này. Để triệt tiêu phần nào thì cách thông thường đó là làm đầy phần vỏ rỗng này đi bằng cách lót thêm mút, bọt biển và nhiều loại vật liệu chuyên dụng khác.

tinhte_ek368w-20.jpg
Giờ thì mình tiến hành đo cắt mút để lót cho phím. Mút thì mình tận dụng những miếng mút dùng để đệm hàng hóa, chẳng hạn như anh em mua hàng online ship tới thì có mấy miếng mút vầy.

tinhte_ek368w-23.jpg
Lót vô nó ra vầy, có điều là cái vỏ phím này nó cao dần về sau nên 1 miếng mút phẳng sẽ không vừa khi chúng ta ráp mạch PCB và plate vào. Nếu cố đè xuống có thể làm hỏng mạch. Thế là mình cắt những miếng mút khác để tạo độ dốc từ trước ra sau vào lót vào. Nhớ chừa chỗ cho sợi dây cáp pin với mạch.

tinhte_ek368w-21.jpg
Tiếp theo mình xử lý stab trên các phím dài. Với layout 65% như EK368W thì nó chỉ có 4 phím dài là Shift trái, Backspace, Enter và Spacebar. Để tháo stab thì anh em lật mặt dưới của plate, ấn đáy stab nó sẽ trồi lên vì ở đây có một cái ngàm giữ. Khi gắn trở vào thì anh em làm ngược lại tức là bắt đầu từ mặt trước của plate.

tinhte_ek368w-22.jpg
Ầy ù cái stab này không tốt lắm, khi nhấn stem xuống thì stem vẫn lòi ra một đoạn vầy. Thường thì chúng ta có thể bấm chân stem để khiến nó không lòi ra nhiều nhưng với stab này thì chịu thua. Rẻ tiền nên không đòi hỏi gì hơn, muốn tốt hơn thì anh em có thể lên shopee tìm mua stab, khá rẻ, chẳng hạn như bộ stab của Gateron.

tinhte_ek368w-24.jpg
Nếu stab lắc thì anh em có thể lót cho nó, có thể dùng băng keo vải hay băng keo giấy như mình đã làm trong hình trên. Anh em làm sao khiến cái stab nó ở yên trên plate là được. Sau đó anh em có thể lube bằng mỡ và dầu, cái này tìm mua trên shopee cũng dễ với từ khóa “mỡ lube stab” (đồ xịn thì có Krytox, rẻ hơn có Permatex) hay “dầu lube”. Mình thì không còn dầu hay mỡ chuyên dùng cho phím cơ nên hẹn anh em trong một bài khác hướng dẫn lube switch lẫn stab. Mình thấy E-Dra có lube nhẹ nhưng chỉ có stab phím Space, còn lại không có lube.

tinhte_ek368w-25.jpg
Gắn lại switch thì anh em chỉ cần lưu ý là phải xem chân của switch đã thẳng chưa trước khi gắn. Thà switch bị cong chân thì có thể bẻ lại được, gãy thì mua switch khác chớ bung chân hot-swap thì hơi mệt. Khi đặt switch vào thì anh em đặt ngay ngắn và nhấn xuống, nếu đúng vị trí thì thao tác này nhẹ nhàng lắm. Sau đó anh em gắn keycap và tận hưởng, nếu keycap bị lỏng thì anh em chỉ cần chêm thêm giấy vào cho chặt.

Giờ là tới phần âm thanh, anh em nghe đỡ vì mình thu âm bằng mic trên iPhone 6s. Nghe qua anh em thấy rõ có 1 số âm thanh khó chịu như tiếng vỏ rỗng, tiếng lạo xạo của stab bên cạnh tiếng của switch. Sau khi lót và chêm lại stab thì nó đỡ hơn chút, tiếng cóc cóc nhẵn nhẵn mà anh em nghe được khi chưa chế lại do vỏ rỗng giảm hẳn, tiếng stab cũng đằm hơn.


EK368W mặc định, Kailh Box Brown, gõ 10fastfinger tiếng Việt


EK368W đã lót lại, vẫn Kailh Box Brown.


EK368W mặc định, Kailh Box Brown, tiếng các phím dài Space, Backspace, Enter, Shift trái.


Tiếng các phím dài sau khi lót, chêm stab, Kailh Box Brown.

Mình cũng thử 2 loại switch khác là Gateron Yellow (linear) và Cherry MX Brown (tactile) để anh em nghe so sánh về âm thanh. Trong số các switch của Cherry thì mình khá là thích MX Brown bởi tiếng lẫn cảm giác gõ nhưng nếu anh em thích switch tactile thì nên thử qua Gateron Brown, mượt hơn Cherry luôn nhưng hơi lắc. Gateron Yellow là dòng switch linear được đánh giá là rẻ mà ngon.


Gateron Yellow (50 g)


Cherry MX Brown (55 
Màn hình gaming Việt giá 11 triệu đồng 10-07-2021, 9:06 am Edra EGMKF2ER có kích thước 31,5 inch, thiết kế tối giản, giao diện tiếng Việt cùng tính năng chia màn hình. Xem tiếp >>
E-DRA lần đầu ra mắt màn hình gaming xịn sò, cả Nam - Bắc có 15 game thủ may mắn 03-06-2021, 10:55 am "Lần đầu làm chuyện ấy" của hãng gaming gear E-Dra, khi công bố chiếc màn hình EGMKF2ER vô cùng ấn tượng trong phân khúc màn hình chơi game cao cấp. Xem tiếp >>
So sánh công nghệ 2D, 3D, 4D trên ghế massage toàn thân 31-05-2021, 9:27 pm Ghế massage toàn thân đã trở thành sản phẩm quen thuộc trên thị trường về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng. Vậy bạn có biết mỗi loại ghế massage lại được ứng dụng những công nghệ khác nhau hay không? Hãy cùng EDRA Việt Nam so sánh các công nghệ 2D, 3D, 4D trên ghế massage toàn thân để thấy được sự khác biệt và những tính năng của nó nhé! Xem tiếp >>
Bài viết mới nhất
  • Xé tem E-DRA EM6102 Pro, chuột gaming “học lỏm” ưu điểm từ thương hiệu lớn Xé tem E-DRA EM6102 Pro, chuột gaming “học lỏm” ưu điểm từ thương hiệu lớn
  • E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội
  • E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội
  • Đánh giá EK387FL, chiến binh áo đen Đánh giá EK387FL, chiến binh áo đen "cực đáng tiền" nhà E-Dra
  • Đánh giá EH414 Pro, tai nghe thời trang dành cho game thủ Đánh giá EH414 Pro, tai nghe thời trang dành cho game thủ
  • Trên tay E-Dra EH403 Pro, tai nghe siêu cấp vô địch khoảng giá 400 ngàn đồng Trên tay E-Dra EH403 Pro, tai nghe siêu cấp vô địch khoảng giá 400 ngàn đồng
  • 3 điểm “ăn tiền” trên EK384W V2 và EK396W V2 đáng để game thủ cân nhắc 3 điểm “ăn tiền” trên EK384W V2 và EK396W V2 đáng để game thủ cân nhắc
  • Top 3 sản phẩm tốt nhất của hãng E mà bạn có thể Top 3 sản phẩm tốt nhất của hãng E mà bạn có thể "xài lì xì" mua ngay dịp đầu xuân năm mới
  • Ngó qua EEC212, ghế công thái học Ngó qua EEC212, ghế công thái học "quá bán" 2 triệu đồng êm mông cho game thủ ngồi xuyên Tết
  • So găng E-Dra EEC213 và E-Dra EEC212, chênh lệch vài trăm ngàn có tạo nên khác biệt? So găng E-Dra EEC213 và E-Dra EEC212, chênh lệch vài trăm ngàn có tạo nên khác biệt?