Cách phân biệt các loại bàn phím trên thị trường.

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn phím khác nhau với mẫu mã, mầu sắc cũng như tính năng đa dạng. Nhưng tựu chung lại có 3 dạng bàn phím máy tính phổ biến hiện nay bao gồm bàn phím membrane cao su, bàn phím cơ học và bàn phím quang học. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được khi có nhu cầu chọn mua một chiếc bàn phím phù hợp với nhu cầu của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng phân loại những dạng bàn phím phổ biến hiện nay trên thị trường nhé.

 1. Phím Membrane Cao Su

Phím Membrane là dạng bàn phím phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm lớn nhất của mình là ở giá thành rẻ cùng với 1 trọng lượng tương đối nhẹ nhàng. Phím Membrane có cấu tạo rất đơn giản bao gồm các phần vỏ, mạch cao su và keycap. Phần quan trọng nhất trong 3 phần kể trên đó chính là phần màng mạch cao su - đây là dạng mạch phổ biến nhất hiện nay nhờ giá thành rẻ, những thứ xung quanh ta như điều khiển tivi, điều khiển điều hòa là những vật dụng tiêu biểu sử dụng dạng mạch cao su.

 

Màng mạch cao su cơ bản có 3 lớp gồm:

- Lớp dưới cùng là lớp cao su bảo vệ

- Lớp giữa là tấm mạch nhận tín hiệu được bằng plastic

- Lớp trên cùng là lớp cao su với những điểm định hình nhô lên làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến mạch khi nhấn xuống

Trên thị trường hiện nay có một bộ phận bàn phím được quảng cáo là bàn phím giả cơ. Tuy nhiên, tất cả những loại bàn phím này vẫn sử dụng mạch cao su nên bàn phím giả cơ nhìn chung vẫn chỉ là bàn phím cao su được tinh chỉnh để có cảm giác gõ gần với phím cơ học.

2. Phím cơ học. 

Phím Cơ đã xuất hiện từ thuở sơ khai của bàn phím và cũng như được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Khác với bàn phím Membrane thì bàn phím cơ phức tạp hơn 1 chút với các phần gồm vỏ, mạch, plate, switches và keycap. Kết cấu phức tạp hơn thì đồng nghĩ việc nhận tính hiệu cũng phức tạp hơn so với phím Membrane.

Nhiều người thích chơi phím cơ ở cái thú thích cảm giác khi ấn phím cơ và để có cảm giác đó thì Switches là thành phần quan trọng nhất.

Có rất nhiều thương hiệu cũng như loại switches cơ trên thị trường tuy nhiên nguyên lý nhận tín hiệu thì hoàn toàn giống nhau. Khi ta nhấn một lực xuống, công tắc sẽ di chuyển và tạo ra tiếp xúc giữa 2 lá kim loại tạo thành tín hiệu.

Cấu tạo bên trong một switches cơ học

 

Các switches cơ học ngoài có rất nhiều thương hiệu thì nó cũng có rất nhiều loại khác nhau với nhiều các tính phân loại cũng như các tính chất khác nhau.

a. Về tính chất cơ bản thì sẽ có 3 loại switches như sau:

- Tactile (khi nhấn phím sẽ có cảm giác bấm vượt qua 1 khấc nhỏ trên hành trình)

- Clicky (khi nhấn phím sẽ có tiếng click phát ra)

- Linear (cơ bản là không khấc, không tiếng và trơn tuột)

b. Về độ nặng của switches thì sẽ được phân biệt bằng mầu sắc. Mỗi độ nặng sẽ được nhà sản xuất đặt cho một loại mầu để người sử dụng khi nhìn thấy mầu sắc có thể biết ngay độ nặng cũng như tính chất của switches. Cơ bản và phổ biến nhất hiện nay sẽ có các độ nặng:

~45 gram (thường sẽ là mầu đỏ)

~55 gram ( thường sẽ là mầu nâu và xanh lam)

~60 - 100 gram (các loại sw có độ nặng đặc biệt thường sẽ là mầu đặc biệt như đen, xanh lục, trắng, …)

Bên cạnh switches cơ học thông thường thì còn một loại switches lai nữa là switches Topre, được lai giữa membrane và cơ với cấu tạo nút cao su có lò xo bên trong.

Switches Topre

3. Phím Quang Học.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu sử dụng switches quang học cho sản phẩm của mình và thực tế đã chứng minh switches quang học có độ bền cao, dễ thay thế và đặc biệt là nỗi lo bị hỏng khi dính nước giảm đi đáng kể.

Đa số các sản phẩm phím cơ quang học trên thị trường hiện nay đều sử dụng Light Strike(LK) Switches với cơ chế quang học trục ngang có cấu tạo là 1 bộ thu phát hồng ngoại đặt ngang switch, khi ở trạng thái tĩnh, switches sẽ chi chùm sáng và không nhận tín hiệu và ngược lại khi nhấn xuống luồng sáng được lưu thông sẽ tạo ra tín hiệu.

 

Switches Quang Học

Dạng switches quang học cực kì phù hợp cho các mô hình Gaming Cà phê đòi hỏi một chiếc bàn phím có cường độ sử dụng cao

Bên cạnh LK Switches cực kì phổ biến với giá thành rẻ dễ tiếp cận thì  có một nhà sản xuất switches quang nữa đó là Flaretech với dạng Switches quang học trục dọc có cải tiến thêm nhiều điểm khá hay ho. Tuy nhiên giá thành của Flaretech switches khá là đắt đỏ, vì vậy rất ít sản phẩm sử dụng loại switches quang học này

Switches Flaretech

4. Tổng kết:

Có thể thấy trên thị trường có rất rất nhiều thương hiệu bàn phím khác nhau cũng như các cơ chế hoạt động khác nhau đối với mỗi sản phẩm góp phần khiến nhiều người tiêu dùng chưa có kiến thức sâu sẽ dễ bị bối rối khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Hy vọng qua bài viết này, với những cách phân biệt đơn giản kể trên thì mọi người có thể lựa chọn loại bàn phím phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

[REVIEW] E-DRA EK387 PRO CHERRY: BÀN PHÍM CƠ SIÊU HOT PHÂN KHÚC BÌNH DÂN 17-06-2020, 9:10 am E-Dra EK387 Pro Cherry là chiếc bàn phím cơ đang rất hot trên thị trường với giá bán chỉ khoảng 1,3 triệu đồng nhưng trang bị switch Cherry xịn xò Xem tiếp >>
Choáng với E-Dra Hunter, gã thợ săn game thủ đích thực ở phân khúc ghế gaming 4 triệu đồng 17-06-2020, 9:05 am Tiếp tục là một sản phẩm ghế gaming đến từ E-Dra được game thủ săn lùng hoặc ngược lại. Xem tiếp >>
Ghế gaming E-Dra Hunter EGC206: Chất lượng siêu cao cấp mà giá lại 'bình dân' 17-06-2020, 8:50 am Như thường lệ, lại thêm một mã ghế siêu ngon đến từ E-Dra, trong cùng phân khúc khó hãng nào địch nổi về giá... Xem tiếp >>
Bài viết mới nhất
  • Xé tem E-DRA EM6102 Pro, chuột gaming “học lỏm” ưu điểm từ thương hiệu lớn Xé tem E-DRA EM6102 Pro, chuột gaming “học lỏm” ưu điểm từ thương hiệu lớn
  • E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội
  • E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội E-DRA Hestia – thương hiệu chăm sóc sức khỏe chính thức khai mở showroom đầu tiên tại Hà Nội
  • Đánh giá EK387FL, chiến binh áo đen Đánh giá EK387FL, chiến binh áo đen "cực đáng tiền" nhà E-Dra
  • Đánh giá EH414 Pro, tai nghe thời trang dành cho game thủ Đánh giá EH414 Pro, tai nghe thời trang dành cho game thủ
  • Trên tay E-Dra EH403 Pro, tai nghe siêu cấp vô địch khoảng giá 400 ngàn đồng Trên tay E-Dra EH403 Pro, tai nghe siêu cấp vô địch khoảng giá 400 ngàn đồng
  • 3 điểm “ăn tiền” trên EK384W V2 và EK396W V2 đáng để game thủ cân nhắc 3 điểm “ăn tiền” trên EK384W V2 và EK396W V2 đáng để game thủ cân nhắc
  • Top 3 sản phẩm tốt nhất của hãng E mà bạn có thể Top 3 sản phẩm tốt nhất của hãng E mà bạn có thể "xài lì xì" mua ngay dịp đầu xuân năm mới
  • Ngó qua EEC212, ghế công thái học Ngó qua EEC212, ghế công thái học "quá bán" 2 triệu đồng êm mông cho game thủ ngồi xuyên Tết
  • So găng E-Dra EEC213 và E-Dra EEC212, chênh lệch vài trăm ngàn có tạo nên khác biệt? So găng E-Dra EEC213 và E-Dra EEC212, chênh lệch vài trăm ngàn có tạo nên khác biệt?